Sự Thật: Đúng thực là để mặc con khóc là một trong các phương pháp để rèn con ngủ, nhưng đó không phải là phương pháp duy nhất và không bao giờ là phương pháp mà Sleeping Bee muốn tư vấn cho bố mẹ.
Nếu ở Việt Nam, các phương pháp dạy con tự ngủ chủ yếu xoay quanh 1 vài phương pháp chính như Bế Lên Đặt Xuống, phương pháp chờ một lần, hoặc phương pháp Ferber với nút chờ tăng tiến, thì ở Sleeping Bee, chúng tôi ưu tiên áp dụng đa dạng các phương pháp khác nhau giúp giảm thiểu nước mắt tối đa mà vẫn đem lại hiệu quả tự ngủ cho con. Yếu tố quan trọng nhất giúp Sleeping Bee có thể lựa chọn đúng phương pháp đó là việc hiểu rõ thể trạng của con, tính khí của con và nhu cầu của bố mẹ.
Sự Thật: Mỗi đứa trẻ có thể chất khác nhau và vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Có những trẻ 3 tháng đã không còn nhu cầu bú đêm. Cũng có những trẻ lên đến 1 tuổi vẫn được bác sĩ chỉ định duy trì cữ bú này.
Đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào trên thế giới có thể đưa ra một mốc thời gian cố định cho thời điểm nào bố mẹ nên cai ti đêm cho con. Vì vậy, chỉ có các chuyên gia dinh dưỡng mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác về thời điểm nên cai sữa đêm cho trẻ.
Với chuyên môn của một chuyên gia tư vấn giấc ngủ, Sleeping Bee sẽ giúp con phát triển thói quen ngủ tốt để khi cơ thể con sẵn sàng, con sẽ là người tự quyết định xem con có cần bú đêm nữa hay không.
Sự Thật: Giấc ngủ của trẻ rất khác so với người lớn, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh. Con dành nhiều thời gian hơn cho các giai đoạn ngủ động và có nhiều chu kỳ ngủ hơn người lớn. Vì vậy, việc con thức giấc lúc nửa đêm quấy khóc, hoặc quấy khóc dù mắt vẫn đang nhắm nghiền cũng là điều thường thấy.
Rèn ngủ giúp con học cách ngủ độc lập: tức là tự vào giấc và tự chuyển giấc giữa các chu kỳ. Bố mẹ sẽ vẫn nghe thấy con thỉnh thoảng họ hẹ về đêm, nhưng không khóc toáng lên đợi bố mẹ tới hỗ trợ nữa mà là con đang tự trấn an để chuyển mình vào một chu kỳ ngủ mới.
Sự Thật: Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, bố mẹ nên để con nằm chung phòng (nhưng khác giường) với bố mẹ đến khi con được ít nhất 6 tháng tuổi hoặc tốt nhất đến 1 tuổi. Khuyến cáo này giúp giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, với nhiều gia đình Việt, việc có thể sắp xếp một phòng ngủ riêng hoặc khu vực ngủ riêng cho con không phải lúc nào cũng thực hiện được. Ngủ chung cùng bố mẹ vẫn là một yếu tố văn hóa, là thói quen, sở thích chung của rất nhiều gia đình Việt và Sleeping Bee hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn này.
Nếu bố mẹ vẫn muốn giữ thói quen ngủ chung giường với con, thì việc rèn ngủ vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn so với việc rèn ngủ cho con ở môi trường ngủ riêng. Đối với những bé dưới 1 tuổi, để đảm bảo an toàn nhất cho con, bố mẹ nên chừa một góc riêng trên giường là nơi ngủ cố định cho con thay vì để con nằm sát cạnh bố mẹ.
Sự Thật: Khi con còn nhỏ, tiếng khóc là phương tiện duy nhất con có thể sử dụng để giao tiếp với bố mẹ và môi trường xung quanh. Mỗi khi bố mẹ đáp lại tiếng khóc của con, sợi dây gắn bó giữa bố mẹ và con cái lại càng được thắt chặt. Với con, bố mẹ được coi như chỗ dựa an toàn và thân thuộc nhất, vì vậy sẽ có những lúc con khóc rất to mà chỉ cần mẹ chạy đến ôm vào lòng là con sẽ nín khóc ngay lập tức.
Nhiều người cho rằng rèn ngủ sẽ làm lung lay mối liên kết và cảm giác an toàn của con với bố mẹ. Thực tế thì sự gắn bó này được hình thành theo thời gian và sẽ không bị gián đoạn bởi quá trình rèn ngủ chỉ là ngắn hạn. Như đã nói ở trên, rèn ngủ không phải là cứ để mặc cho con khóc. Rèn ngủ cho con cũng là quá trình rèn cho bố mẹ biết cách đáp ứng nhu cầu thực sự của con một cách có chủ đích và theo một hệ thống rõ ràng.
Ở một góc nhìn khác, những đứa trẻ thiếu ngủ thường xuyên nhưng không được rèn ngủ sẽ hay cáu kỉnh và khóc lóc nhiều hơn, và từ đó gây thêm căng thẳng cho cha mẹ. Càng ngày, sự căng thẳng này có thể khiến cha mẹ trở nên "mẫn cảm" và "trai lì", không còn muốn phản ứng với tiếng khóc của con nữa. Khi đó sự gắn kết giữa con và bố mẹ mới thực sự bị ảnh hưởng.