Rèn ngủ có phải là rèn easy hay không?
Không. Rèn ngủ là quá trình dạy con biết cách ngủ một cách tự lập- con biết tự vào giấc và tự chuyển giấc mà không cần phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài để ngủ (như núm vú giả, bế bồng, đung đưa hay cho ngậm ti mẹ). Để việc rèn con tự ngủ thành công, thì bố mẹ cần chuẩn bị cho con một môi trường ngủ an toàn, có lịch sinh hoạt đúng với độ tuổi của con, có trình tự ngủ nhất quán, có phương pháp rèn ngủ thích hợp, và biết cách áp dụng phương pháp đúng kỹ thuật.
Còn E.A.S.Y là tên gọi tắt của một lịch trình sinh hoạt do Tracy Hogg đề sướng, và bao gồm 4 yếu tố: Ăn, Hoạt động, Ngủ và Thời gian của mẹ khi bé ngủ. Vì vậy rèn con theo E.A.S.Y chủ yếu là lập trình lịch sinh hoạt cho con, và đó chỉ là 1 trong các yếu tố của việc rèn ngủ. Bé vẫn có thể theo lịch E.A.S.Y nếu chưa biết tự ngủ.
2. Con ngủ các giấc rất ngắn liệu có bình thường không?
Các giấc ngủ ngắn là các giấc ngủ chỉ kéo dài từ 30-45 phút và sau đó trẻ không thể ngủ lại hoặc cần sự hỗ trợ của bố mẹ để vào giấc lại. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, thì việc ngủ nhiều giấc ngắn được coi là hoàn toàn bình thường và rất phổ biến. Sau 3 tháng, khi các chức năng cơ thể con hoàn thiện hơn, thời lượng các nap sẽ bắt đầu kéo dài hơn. Nếu con được rèn ngủ, thì con vượt giấc rất dễ dàng, thay vì chỉ ngủ 30-45 phút rồi thức dậy, con có thể ngủ từ 1.5-2 tiếng mỗi nap. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bé sẽ tiếp tục ngủ giấc ngắn đến hết 6 tháng tuổi. Sự phát triển của mỗi bé là khác nhau, vì vậy thấu hiểu cơ thể con và đặt đúng kỳ vọng với con sẽ giúp bố mẹ nuôi con tự tin và thư thái.
3. Tôi có nên cai ti đêm cho con không?
Mỗi bé có các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau đáp ứng với từng giai đoạn phát triển của riêng. Vì vậy việc cai ti đêm cho con tốt nhất nên được sự tư vấn bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Thông thường việc cai ti đêm diễn ra tự nhiên ở các bé phát triển khỏe mạnh nằm trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi, có cân nặng gấp đôi cân nặng mới sinh ra, hoặc có cân nặng tối thiểu 6kg. Thay vì đưa ra lời khuyên chính thức cho mẹ khi nào mẹ cần cai ti đêm cho con, Sleeping Bee sẽ giúp mẹ nhận thức được rõ nhu cầu bú đêm của con là gì, có thực sự vì con đang đói hay không. Cùng với việc thiết lập một lịch trình sinh hoạt hợp lý, con có thể tích tụ được số năng lượng cần thiết con cần từ ban ngày, và từ đó giảm nhu cầu bú đêm. Việc con biết tự ngủ, cũng là cách giảm thiểu những lần thức đêm không cần thiết, con có thể tự chuyển giấc mà không cần mẹ cho bú như một hỗ trợ ngủ.
4. Tôi có cần đánh thức con dậy khi con ti đêm không?
Tùy thuộc vào mỗi bé mà mẹ sẽ cần hoặc không cần đánh thức con dậy khi ăn. Nếu mẹ thấy con có thể bú đủ cữ bú và dễ dàng đặt ngủ ngay sau khi con ăn xong thì mẹ hãy cứ cho con ti khi con đang ngủ mà không cần đánh thức con dậy. Ngược lại, nếu mẹ thấy con ăn uống lả lướt, không thể vào khớp ngậm đúng khi con đang ngủ, thì mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức con dậy để con ti hiệu quả nhất. Việc gọi con dậy có thể đơn giản chỉ là việc mẹ cởi chũn cho con, thay bỉm, vuốt má con hoặc bật đèn ngủ. Ngay cả khi mẹ đánh thức con dậy, nếu con có một cữ bú chất lượng thì việc con vào giấc lại sẽ không có nhiều khó khăn.
5. Con khóc khi rèn ngủ có hại gì con không? Con sẽ khóc như vậy bao lâu nữa?
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc rèn ngủ đúng cách không hề gây ra bất cứ tổn hại nào về thể chất, tinh thần cho con hoặc gây ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa con và bố mẹ. Việc con khóc khi bố mẹ bắt đầu rèn ngủ là một phản xạ thường thấy ở con và đơn thuần là cách con giao tiếp với bố mẹ khi con nhận ra những thay đổi khi bố mẹ không còn hỗ trợ con ngủ như trước nữa. Ngay cả khi sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng được gọi là "phương pháp không nước mắt" thì việc con khóc cũng không thể tránh khỏi. Tuy vậy, việc con khóc nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào tính khí của mỗi bé. Có những bé dễ dàng chấp nhận thay đổi thì việc phản kháng sẽ ít hơn những bé "cứng đầu".
Thời gian khóc sẽ giảm dần khi con bắt đầu thích nghi với sự thay đổi và tạo lập thói quen ngủ mới- thói quen ngủ tự lập và không phụ thuộc. Trung bình một em bé khi luyện ngủ sẽ khóc nhiều nhất trong đêm đầu tiên, trung bình từ 45-120 phút, và thời lượng khóc sẽ giảm dần đáng kể qua các ngày. Đến ngày thứ 5 chỉ còn dưới 5 phút và rèn ngủ đã đi rất gần đến đích. Tính ra tổng lượng khóc trong 1 tuần rèn ngủ vẫn còn ít hơn rất nhiều nếu con không được dạy cho tự ngủ và cứ tiếp tục quấy khóc vì mệt, vì thiếu ngủ, và vì cần được để hỗ trợ ngủ trong suốt nhiều tháng nhiều năm.
6. Một ngày mới của con nên bắt đầu từ mấy giờ?
Từ 6-8 giờ sáng đó là khoảng thời gian phù hợp để con thức dậy. Nếu con ngủ ít hơn 10 tiếng tổng cộng vào ban đêm, thì việc thức dậy trước 6 giờ sáng được coi là thức dậy quá sớm. Nếu con ngủ đủ tối thiểu 10 tiếng, nhưng vẫn thức dậy trước 6 giờ thì có khả năng cao là lịch sinh hoạt của con chưa được sắp xếp hợp lý hoặc do con chưa có khả năng tự ngủ nên gặp khó khăn trong việc vượt REM sáng.
7. Mâý giờ thì bố mẹ nên cho con đi ngủ đêm?
Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà giờ đi ngủ có thể giao động từ 6:30 đến 10 giờ tối. Đối với trẻ sơ sinh, để đảm bảo giấc ngủ dài và sâu của con không bị gián đoạn bởi việc cho bú, và cữ bú đêm rơi vào đúng thời điểm cơ thể mẹ tiết nhiều sữa nhất, con tốt nhất nên đi ngủ gần với giờ mẹ đi ngủ. Nói cách khác, Sleeping Bee thường tư vấn giờ đi ngủ cho trẻ sơ sinh muộn hơn các trẻ ở lứa tuổi khác, thường rơi vào khoảng từ 8-10 giờ tối. Điều này cũng giúp mẹ vượt qua giờ quấy đêm (witching hour) dễ dàng hơn mà không phải vật lộn vì con cứ khóc mãi mà không chịu ngủ. Đối với các bé lớn hơn 3 tháng, thì giờ đi ngủ lý tưởng sẽ là từ 6:30 đến 8h tối để con có thể ngủ đủ giấc đêm và thức dậy không quá sớm hoặc quá muộn vào ngày hôm sau. Ngoài ra, việc giữ cho con giờ đi ngủ ổn định mỗi ngày là rất quan trọng, giúp thiết lập đồng hồ sinh học cho con để con vào giấc dễ dàng mỗi đêm.
8. Thời điểm lý tưởng để rèn ngủ cho con là khi nào?
Các chuyên gia tại Mỹ khuyến khích cha mẹ chỉ nên bắt đầu rèn ngủ cho con khi con ít nhất 3 tháng tuổi. Vì tại thời điểm này, cơ thể con đã phát triển hơn và bắt đầu có khả năng sinh ra các hocmon hỗ trợ con trong việc ngủ giấc sâu và dài hơn. Các kỹ năng tự trấn an cũng bắt đầu phát triển vì con đã có thể sử dụng tay thành thạo hơn trước. Phản xạ giật mình sinh lý cũng đã giảm bớt đáng kể. Hiện nay, các phương pháp luyện ngủ tối ưu hầu hết được khuyến cáo chỉ áp dụng với các em bé trên 3 tháng tuổi.
Khi con nhỏ hơn 3 tháng tuổi, mặc dù chưa thể rèn con ngủ cho con ngay, bố mẹ vẫn có thể xây dựng cho con một nền tảng ngủ lành mạnh, thiết lập giờ sinh hoạt hợp lý, và thực hiện trình tự ngủ nhất quán. Mặc dù con vẫn cần bố mẹ hỗ trợ giúp con vào giấc nhưng việc rèn con ngủ sau khi có nền tảng ngủ vững chắc thì đơn giản và tốn ít nước mắt hơn rất nhiều.
Đối với các trẻ lớn hơn, mà cụ thể là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trở lên, thì việc thay đổi thói quen ngủ sẽ có phần trông gai hơn vì cả con và bố mẹ đã quá quen theo một lề lối cũ. Tuy nhiên việc rèn ngủ vẫn có thể thực hiện được vì có rất nhiều phương pháp không nước mắt đã được chứng minh vẫn có hiệu quả cao cho trẻ ở lứa tuổi này. Điểm khả quan khi rèn ngủ cho con khi con đã lớn đó là việc con có thể hiểu được những gì bố mẹ nói và thậm chí cùng hợp tác với bố mẹ trong công cuộc rèn ngủ.
9. Khi nào là thời điểm không thích hợp để rèn ngủ cho con?
Khi con dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ chưa nên tập trung vào việc rèn ngủ cho con, thay vào đó hãy thiết lập cho con một thói quen ngủ lành mạnh, lịch trình sinh hoạt hợp lý và cải thiện kỹ năng ăn của con cho thật thành thạo. Sau khi bé được 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu việc rèn con tự ngủ với điều kiện con phát triển khỏe mạnh và không đang trong giai đoạn ốm, sốt hoặc có các biểu hiện bệnh lý bất thường. Trong suốt 2 năm đầu đời, con sẽ liên tục trải qua các mốc phát triển, các tuần khủng hoảng khác nhau. Vậy nên nếu con vẫn khỏe mạnh không ốm, sốt thì bố mẹ vẫn có thể bắt đầu việc rèn ngủ mà không cần phải chờ cho qua các giai đoạn khủng hoảng.
10. Nếu con đang trong giai đoạn khủng hoảng thì việc rèn ngủ cho con có thể tạm gián đoạn không?
Trong suốt hai năm đầu đời, con sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, các tuần khủng hoảng, mọc răng... Trong khoảng thời gian này, con thường sẽ hay quấy khóc hơn, bám bố mẹ hơn và đôi khi có thể cản trở việc rèn ngủ cho con. Sleeping Bee luôn khuyên bố mẹ hãy dành nhiều thời gian ôm ấp vỗ về con khi con thức, cho con bú thường xuyên hơn vì những việc này có thể giúp con trấn an và dễ chịu hơn. Đồng thời, nếu con không ốm sốt, thì bố mẹ không cần phải tạm ngừng việc rèn ngủ, mà vẫn nên tuân theo các nguyên tắc đã đề ra để định hình thói quen mới cho con một cách nhất quán. Sự nhất quán của bố mẹ là yếu tố then chốt trong rèn ngủ cho con.
11. Rèn ngủ cho con nên bắt đầu từ cữ ngày hay cữ đêm?
Khoa học đã chứng minh rằng cơ thể của con về đêm sẽ có nhiều áp lực ngủ hơn so với ban ngày, và vì vậy nhu cầu ngủ cũng sẽ cao hơn về đêm. Ngoài ra, đối với các bé từ 3 tháng tuổi trở lên, cơ thể con đã bắt đầu tự sản xuất hocmoon melatonin (giúp kích thích trạng thái buồn ngủ) thay vì tiếp nhận qua sữa mẹ. Việc này tạo tiền đề giúp con chấp nhận đi ngủ và vào giấc tốt hơn nếu bố mẹ bắt đầu luyện ngủ cho con từ cữ đêm. Do vậy, Sleeping Bee luôn khuyên bố mẹ nên bắt đầu luyện ngủ từ cữ đêm thay vì cữ ngày.
12. Con tôi không thích quấn chũn thì tôi phải làm gì?
Chũn được biết đến như một công cụ hữu hiệu giúp trấn an con một cách hiệu quả đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Chũn giúp con có cảm giác được bao bọc, ôm ấp, tạo cho con sự ấm ấp giống như khi con trong bụng mẹ. Đồng thời, chũn cũng làm giảm các tác động của việc giật mình sinh lý lên giấc ngủ của con và từ đó giúp con ngủ giấc dài và sâu hơn.
Nhưng hầu hết các bố mẹ đều nói rằng, con mình ghét chũn, quấy khóc khi phải mặc chũn và thường bứt phá ra khỏi chũn. Sự thật là, đa phần các em bé sẽ "chiến đấu" với việc mặc chũn vì việc được mẹ ôm ấp vào lòng tất nhiên là sẽ thích hơn nhiều. Con cứ chiến đấu là mẹ lại ôm, vậy thì con tất nhiên sẽ tìm cách chiến đấu đến cùng. Đa phần các em bé có thể không thích chũn nhưng hầu hết đều có thể ngủ ngon hơn nếu mặc chũn.
Thời điểm bố mẹ mặc chũn cho con đã thích hợp chưa, cách mặc chũn đã đúng chưa, size và chất liệu chũn có phù hợp với con không là các yếu tố ảnh hưởng đến việc con có "thích" chũn hay không. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để con chấp nhận chũn đó chính là cần làm gì khi mặc chũn cho con, các bước tiếp theo sau khi mặc chũn là gì. Trong Cẩm nang dậy con tự ngủ an toàn cho bé ở lứa tuổi sơ sinh, Sleeping Bee sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ cách thực hiện này giúp con chấp nhận và ngủ ngon hơn cùng chũn.
Tuy có hiệu quả cao, nhưng chũn được Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo chỉ nên dùng khi con còn nhỏ, và chưa có các biểu hiện của việc lật lẫy. Khi con bắt đầu biết lẫy, để đảm bảo an toàn, bố mẹ cần cai chũn cho con. Bố mẹ có thể lựa chọn cai chũn hoàn toàn hoặc có thể sử dụng các loại túi ngủ có thiết kế đúng với độ tuổi của con để thay thế chũn.
13. Phải làm gì nếu con tôi không thể ngủ lại khi bị rơi ti giả?
Giống như chũn, ti giả có thể là một công cụ giúp con trấn an và thỏa mãn nhu cầu bú mút để trấn an khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc lạm dụng ti giả quá mức hoặc sử dụng ti giả khi con chưa biết giữ ti hoặc tìm lại ti sẽ dẫn đến việc giấc ngủ của con bị gián đoạn mỗi khi ti bị rơi ra. Sleeping Bee khuyến khích bố mẹ sử dụng các phương pháp rèn ngủ giúp con ngủ tự lập mà không cần phụ thuộc vào hỗ trợ của ti giả. Đối với những cha mẹ muốn tiếp tục sử dụng ti giả cho con, thì trong kế hoạch ngủ cá nhân, Sleeping Bee cũng sẽ chia sẻ nhiều bí kíp giúp con luyện tập giữ ti và tự tìm lại ti mà không cần nhờ đến hỗ trợ từ bố mẹ.
14. Làm thế nào để đặt con nằm xuống giường khi con còn thức?
The ideal situation is when parents understand their baby’s awake windows and sleeping cues so that they get the right timing of putting their child down when the baby is sleepy enough to sleep, but has not yet entered the first stage of sleep (when the baby’ eyes are heavy and starting to close and flutter). For many babies, it is not as simple as it sounds to get this timing right. In fact, the younger the babies are, the more difficult it is to execute. If, even after practicing, parents still find it difficult to put their baby down when still awake, parents can assist the baby to sleep, then gently rouse them back awake before putting them down. This could take the form of a firm back rub, a quick diaper change, or a short burp. Gradually, parents reduce the level of assistance, put the baby in bed more and more awake each night.
15. Tôi có cần thay bỉm giữa đêm cho con không?
Thay bỉm đêm một cách thái quá có thể làm gián đoạn giấc ngủ của con. Vì vậy bố mẹ chỉ nên thay bỉm cho con khi con ị hoặc bỉm đã căng tràn. Với những bé khó ngủ, bố mẹ hãy sử dụng bỉm chuyên dụng ban đêm, để giảm bớt việc phải thay bỉm liên tục không cần thiết.
Đối với các bé vẫn còn bú đêm, bố mẹ có thể thay bỉm cho con trước khi cho bú. Nếu các bé đã cai bú đêm, thì để giảm thiểu việc đánh thức con dậy khi thay bỉm, bố mẹ hãy sử dụng khăn ướt ấm, hoặc đèn ngủ với ánh sáng mờ cũng như chuẩn bị sẵn đầy đủ mọi vật dụng tại khu vực thay bỉm để tránh kéo dài thời gian thay không cần thiết. Và đặc biệt nếu con có các biểu hiện khó ngủ lại sau khi thay bỉm, bố mẹ nên cân nhắc rèn ngủ cho con để con có thể học cách tự đưa mình vào giấc ngủ dễ dàng.
16. Phương pháp luyện ngủ nào ít nước mắt mà hiệu quả nhất?
Có rất nhiều loại phương pháp rèn ngủ cho con, nhưng chủ yếu được chia làm 2 loại chính: phương pháp không nước mắt (ít nước mắt) và phương pháp để con khóc (Cry It Out). Sleeping Bee luôn hướng bố mẹ bắt đầu với các phương pháp nhẹ nhàng vì chúng tôi hiểu bản năng của mẹ là luôn muốn vỗ về, dỗ dành con khi con khóc . Tuy nhiên một thực tế mà tất cả các mẹ cần nhìn nhận đó là ngay cả khi sử dụng các phương pháp không nước mắt thì việc con khóc cũng là điều khó tránh khỏi khi rèn ngủ. Sự khác biệt đó là ngay cả khi con khóc, con vẫn biết có bố mẹ ở bên và sẵn sàng hỗ trợ con khi cần thiết. Bố mẹ tuy không thể điều khiển được con khóc nhiều hay ít (vì điều này được quyết định nhiều ở độ tuổi và tính khí của con) nhưng điều Sleeping Bee có thể hỗ trợ bố mẹ đó là biết cách phản ứng đúng thời điểm và đúng cách khi con khóc. Chúng tôi quan điểm rằng không có một phương pháp nào là thần kỳ và sẽ có tác dụng cho tất cả các bé. Vì vậy để thiết lập được một phương pháp hữu hiệu nhất cho con, Sleeping Bee sẽ phải dựa trên rất nhiều các đặc điểm và yếu tố cá nhân bé và gia đình. Việc căn chỉnh các phương pháp ra sao cũng là yếu tố khác biệt mà chỉ có tư vấn 1-1 ở Sleeping Bee mới có thể mang lại.
17. Rèn ngủ mất bao lâu thì con biết tự ngủ?
Vì mỗi em bé và bố mẹ là khác biệt nên không có một quy chuẩn chung là khi nào việc rèn ngủ sẽ thành công. Nếu đặt giả sử rằng bố mẹ tuân thủ theo đúng kế hoạch, thực hiện đúng các bước và tôn trọng các quy tắc rèn ngủ đã đề ra, thì sau 5 ngày sẽ thấy sự cả thiện đáng kể về số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ của con. Các bé dễ thích nghi với thay đổi, có thể sẽ hoàn thành mục tiêu ngủ đề ra trong vòng 1 tuần. Với các bé khó tính và khó thay đổi hơn, thì sau 2 tuần thì thói quen ngủ mới sẽ vào nếp. Đối với các bé lớn hơn đã ở độ tuổi đi mẫu giáo, thường thì có thể thấy thay đổi khá nhanh chóng (3-5 ngày) tuy nhiên khi bắt đầu cũng sẽ gian nan hơn vì sức phản kháng của con cũng mạnh mẽ hơn nhiều so với các bé nhỏ.
18. Lý do rất nhiều bố mẹ đã không thành công khi rèn ngủ cho con là gì?
Nguyên nhân đầu tiên khiến đa phần các bố mẹ rèn ngủ cho con không thành công đó chính là thiếu sự nhất quán và kiên nhẫn. Khi thiết lập một thói quen mới nếu bố mẹ không thực hiện lặp đi lặp lại một cách liên tục, sẽ càng khiến con bối rối và phản kháng nhiều hơn. Mà nguyên nhân của việc không nhất quán thường là vì bố mẹ thiếu sự tin tưởng vào các phương pháp ngủ và quy tắc đã đề ra. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu chỉ áp dụng các phương pháp dập khuôn trên sách vở mà không điều chỉnh phù hợp với con và gia đình thì bố mẹ sẽ tự thấy rào cản khi thực hiện. Nếu điều chỉnh mà không đúng cách và không hiểu rõ bản chất của rèn ngủ thì sẽ không cải thiện được tình trạng cũ, đôi khi lại khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Một vài các nguyên nhân khác cũng khiến cho việc rèn ngủ trở nên vô cùng khó khăn với nhiều gia đình đó là:
Bố mẹ chưa có đủ động lực và nhu cầu muốn luyện ngủ cho con. Nếu vẫn còn thấy "như bây giờ cũng ổn mà" hoặc là "ít nhất thì con vẫn ngủ tốt về đêm chỉ có ban ngày là mẹ phải bế ngủ thôi"... Rèn ngủ chỉ nên bắt đầu nếu bố mẹ thực sự thấy thói quen ngủ cũ không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và nhất định cần phải thay đổi. Làm giữa chừng và dừng lại còn tội con và bố mẹ hơn là không làm gì cả. Vậy nên bố mẹ hãy cân nhắc và hỏi kỹ bản thân xem mình có thực sự cần con ngủ tốt hơn và ngủ một cách tự lập hay không.
Bố mẹ chưa thực sự hiểu cách áp dụng phương pháp sao cho đúng và cách giải quyết các tình huống phát sinh. Thông thường các tài liệu luyện ngủ chỉ dẫn các phương pháp khá đơn giản, nhưng khi đi vào thực tế lại có nhiều thứ vướng mắc. Đây mới là các mấu chốt dẫn đến thành công. Một địa chỉ rèn ngủ uy tín phải là nơi giải thích được cho bố mẹ cặn kẽ vấn đề và có 1001 các phương án giúp bố mẹ đối phó với tình huống phát sinh.
Rèn ngủ không chỉ nằm ở việc lựa chọn phương pháp đúng mà còn là việc thay đổi tất cả những yếu tố xung quanh giúp tạo điều kiện cho con có một giấc ngủ tốt. Nếu lịch sinh hoạt chưa phù hợp, môi trường ngủ, trình tự ngủ không hợp lý... thì rèn ngủ cũng không thể thành công.
Kiến thức rèn ngủ rất bao la, thay vì đòi hỏi bố mẹ phải "học" hết các nguyên tắc, phương pháp áp dụng cho hàng triệu em bé khác nhau, Sleeping Bee chỉ nhấn mạnh những điểm quan trọng và phương pháp duy nhất cho 1 em bé của bố mẹ. Sẽ không còn tốn nhiều giờ đọc tài liệu, lên livestream đặt câu hỏi hay hóng lời khuyên trên hội nhóm, Sleeping Bee sẽ cầm tay chỉ việc giúp bố mẹ vượt qua từng cột mốc trên hành trình tìm lại giấc ngủ ngon cho con và chính bố mẹ.
19. Sleeping Bee có thể giúp con tôi tự ngủ như thế nào?
Dựa trên nền tảng các kiến thức khoa học được cập nhập nhất tại Mỹ và trên thế giới, sleeping Bee sẽ áp dụng các phương pháp rèn ngủ được cải tiến độc quyền giúp con tự ngủ an toàn và thành công. Để việc rèn ngủ cho con đặt hiệu quả tối ưu, chúng tôi chỉ cung cấp các dịch vụ tư vấn 1-1 và gửi tới bố mẹ kế hoạch rèn ngủ được thiết kế riêng dựa vào các đặc điểm của con cũng như nhu cầu và cách nuôi dậy con riêng của mỗi gia đình. Đi kèm theo đó là lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi của con mà bố mẹ có thể áp dụng một cách dễ dàng không dập khuôn coi con như một người máy. Trong suốt quá trình hỗ trợ, bố mẹ sẽ được giải đáp các thắc mắc, khó khăn, nhận được lời động viên khích lệ và theo dõi sát sao giúp bố mẹ vững tâm, đi theo đúng tiến độ và không bỏ cuộc.
20. Sleeping Bee có thể hỗ trợ nếu tôi hiện không ở Việt Nam không?
Dù bố mẹ ở bất cứ nơi nào thì Sleeping Bee đều có thể hỗ trợ cùng bố mẹ rèn ngủ cho con. Chúng tôi hoạt động tất cả các ngày, bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, với khung giờ làm việc kéo dài 15 tiếng mỗi ngày đảm bảo có thể giải đáp các thắc mắc của bố mẹ sớm nhất có thể. Đa phần các hỗ trợ có thể được thực hiện qua tin nhắn, email hoặc cuộc gọi nên khoảng cách địa lý sẽ không cản trở quá nhiều. Đặc biệt với các bố mẹ đang sinh sống ở các nước có chênh lệch múi giờ lớn với Việt Nam, thì Sleeping Bee có thể hỗ trợ đêm kịp thời không phát sinh phụ phí nếu bố mẹ có nhu cầu.